CÓ NÊN CHO TRẺ HỌC LUYỆN CHỮ HAY KHÔNG? Ý kiến của bạn là gì?
Bài chia sẻ của một cô giáo với nhiều năm kinh nghiệm dạy luyện chữ như sau:
Với góc nhìn của người dạy luyện chữ, cô có ý kiến sau:
- Trẻ học chữ, cái được sau cùng không phải chữ đẹp mà là con người của trẻ: không tự dưng ông cha ta có câu NẮN NÉT CHỮ, RÈN NẾT NGƯỜI đâu, rèn nét chữ chỉ là phương tiện để trẻ rèn luyện tính kiên trì, tỉ mỉ, chịu khó, óc quan sát tinh tế, rèn tính thẩm mĩ, nhân văn ( những đứa trẻ rèn chữ đẹp luôn biết yêu thương bởi tính điềm đạm, biết cảm nhận xung quanh và đọc thơ văn nhiều hơn thông qua các bài viết ). Như vậy học chữ không phải chỉ được chữ mà là được CON NGƯỜI.
- Chữ viết tay không cần vì đã có máy: với quan điểm này thì có khác gì bảo chúng ta không cần chân vì đã có xe đưa đón, ...thậm chí không cần con người vì sẽ có robot thay thế. Đây là cách nhìn phiến diện, cục bộ. Một đứa trẻ trước khi chuyển qua giai đoạn dùng máy tính vẫn phải dùng chữ viết tay làm phương tiện giao tiếp, chữ không cần phải RỒNG BAY PHƯỢNG MÚA hay CHUẨN TỪNG MM nhưng cũng cần phải dễ đọc, sạch sẽ, bắt mắt ... Mà những cái này cũng phải luyện chứ đâu tự dưng mà trẻ có, nó cũng như tính cách trẻ phải dạy dỗ mới nên.
Trẻ chữ đẹp không thành công bằng trẻ chữ xấu: quan điểm này tùy góc nhìn có đúng cũng là sai. Với trẻ được rèn chữ thì tính kiên trì, tỉ mỉ, quan sát tinh tế được rèn giũa, tình yêu thương cũng phát triển theo đó, lớn lên sẽ đậm tính nhân văn, nhìn cuộc sống bằng lòng trắc ẩn nhiều hơn bằng lợi ích. Có thể vì điều này nên trẻ ít ganh đua, ít bất chấp để kiếm tiền và tranh quyền đoạt vị (mà tiền, quyền, vị vẫn đang là thước đo thành công của nhiều người)...
Những đứa trẻ này sẽ biết đủ, biết nhường cơm sẻ áo, biết hạnh phúc với những điều giản đơn...Có lẽ vậy mà dưới góc nhìn của nhiều người trẻ chữ đẹp ít thành công hơn. Nhưng với góc nhìn của M thì MỖI NGƯỜI CÓ PHÚC BÁU RIÊNG và tiền bạc, địa vị nó đi theo phúc báu của từng người; mà những người biết đủ, biết yêu thương đang làm giàu thêm phúc báu của bản thân, còn người bất chấp để kiếm tiền kiếm lợi thì đang tiêu xài phung phí phúc báu của mình.
-Luyện chữ khiến trẻ bị cận thị: có lẽ đây là ý kiến CÙN nhất từng nghe. Ngày xưa người luyện chữ nhiều, khắt khe lại ánh sáng không đủ như bây giờ, tỉ lệ trẻ cận thị chưa bằng 1/10 bây giờ. Không phải nói ai cũng biết bây giờ trẻ cận thị là do đâu rồi.
- Không học luyện chữ mà dành thời gian học cái khác: Cái này tùy từng cha mẹ, tùy từng thầy cô. Có nhiều cách để dạy dỗ trẻ, rèn kĩ năng, rèn tính cách cho trẻ. Cha mẹ, thầy cô có lợi thế về mặt nào thì dùng cách đó dạy trẻ, bởi ngoài dạy ra còn cần làm gương nữa. Ví dụ như cha mẹ viết chữ đẹp, cô giáo viết đẹp mà bảo trẻ không cần viết đẹp đâu, cần đánh đàn giỏi có phải đã có mâu thuẫn rồi không? Nhưng dù học kĩ năng gì, chữ viết của trẻ phải ở mức dễ đọc, dễ nhìn, bắt mắt, sạch sẽ đã.
Tóm lại, nếu phát triển CHỮ VIẾT ĐẸP cho trẻ thì cần quan tâm đến sở thích của trẻ, nó như một môn năng khiếu. Còn lại ít nhất chữ viết phải là một phương tiện truyền tải thông điệp giao tiếp, đừng để nó quá xấu, khó nhìn, phản cảm là được,mà muốn thế vẫn phải rèn chữ chứ (cũng giống như phương tiện giao thông, bạn muốn cái xe đẹp hơn là cái xe cà tàng mà). Và việc rèn chữ không phải là rèn chữ mà là rèn CON NGƯỜI.
Nguồn: fb Thanh Mai
Nếu bạn muốn con luyện chữ như là cách để rèn người, hãy đến với Luyện chữ đẹp Nhân Việt - Nha Trang, Khánh Hòa để tham gia khóa học của chúng tôi.
Địa chỉ : 13 Hát Giang, Phước Hoà , Nha Trang.